Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống

Cần điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống kịp thời. Cần cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế các sang chấn về tinh thần, chấn thương do lao động. Thích nghi với nghề nghiệp: tránh các nghề như lái mô tô, máy kéo…
Khi điều trị  thoát vị đĩa đệm thắt lưng người bệnh thường mong muốn dùng phương pháp điều trị nội khoa để chữa bệnh mà không phải phẫu thuật. Vậy điều trị nội là là những phương pháp nào, áp dụng ra sao chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Cột sống được ví như cái khung của tòa nhà. Nó có nhiệm vụ mang trên mình cơ thể nặng hàng chục cân của một con người. Khi cột sống gặp vấn đề bất ổn, ngay lập tức con người trở nên nặng nề và khó chịu hơn. Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống.

Điều trị thoát vị đĩa đệm


Điều trị thoát vị đĩa đệm tùy theo tính chất tổn thương, biến chứng của bệnh cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh lên khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh. Các biện pháp điều trị bao gồm điều trị nội khoa, Đông y, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và cả ngoại khoa.

Điều trị nội khoa bằng thuốc có thể chữa khỏi đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm. Đó là dùng thuốc giảm đau (paracetamol, efferalgan codein), thuốc chống viêm không steroid (celebrex, mobic), thuốc giãn cơ (myonal). Ở cơ sở chuyên khoa khớp có điều kiện kỹ thuật và vô khuẩn người ta còn tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison.

Có thể dùng các biện pháp nắn chỉnh cột sống như tác động cột sống, kéo dãn cột sống, mang dụng cụ cố định cột sống cổ hay thắt lưng bị đau. Ở 1-3 tuần đầu tiên, việc tác động cột sống làm giãn các mâm sống và dịch chuyển phần đĩa đệm bị lồi trở lại vị trí bình thường. Kéo dãn cột sống bằng dụng cụ chỉ định cho lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Đeo đai lưng hay yếm cổ có tác dụng làm giảm tải tác động lên đĩa đệm. Gần đây người ta bắt đầu sử dụng laser, sóng radio để điều trị đau thần kinh tọa.