Tiến sĩ Võ Văn Thành, Trưởng khoa Cột
sống A, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM, cho biết gần đây, bệnh
viện thường xuyên tiếp nhận các trường hợp tai biến sau khi chiếu lazer
điều trị thoát vị đĩa đệm. Thậm chí có bệnh nhân sau khi phẫu thuật đã
phải ngồi xe lăn dù trước đó có vẫn đi đứng bình thường tuy có đau nhức.
Chiếu lazer bị liệt tay chân
Bị thoát vị đĩa đệm từ nhiều năm nhưng
vì bận rộn, ông A. (Bà Rịa – Vũng Tàu) không thể điều trị dài ngày tại
bệnh viện. Hay tin một bệnh viện tư nhân điều trị thoát vị đĩa đệm không
cần mổ, chỉ mất 30 phút chiếu lazer là có thể về nhà ngay, ông lặn lội
lên TP HCM để điều trị. Thế nhưng, sau khi chiếu lazer được vài ngày,
ông thấy đau nhức, rồi liệt luôn cả tay chân. Hiện bệnh nhân này phải
nhập viện điều trị biến chứng liệt tứ chi tại Bệnh viện Chấn thương
Chỉnh hình TP HCM.
Theo bác sĩ Đinh Quang Thanh, Trưởng
khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng & Điều
trị bệnh nghề nghiệp TP HCM, nhiều bệnh nhân không chịu điều trị bảo
tồn, cứ đau tê là đòi mổ. Thấy bệnh viện công không đáp ứng yêu cầu này,
họ liền đến cơ sở tư nhân. Có người bệnh ở giai đoạn nhẹ, chỉ cần tập
các động tác trị liệu sẽ hết nhưng lại nghe lời rỉ tai sử dụng các bài
thuốc “bí truyền” như ăn gạo lứt muối mè, hơ nóng các loại lá để đắp…
Các phương pháp này hoàn toàn không có cơ sở khoa học nên người bệnh có
nguy cơ bệnh nặng hơn.
Xem thêm: bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Xem thêm: bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
80% khỏi bệnh không cần mổ
Để xác định có bị thoát vị đĩa đệm hay
không cần có sự phối hợp giữa khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Bác
sĩ Chu Tấn Sĩ, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115 TP
HCM, khẳng định 80% bệnh nhân hết bệnh khi uống thuốc phối hợp tập vật
lý trị liệu. Nếu điều trị nội khoa không khỏi, những trường hợp nặng
(khi đĩa đệm đã bị vỡ) bắt buộc phẫu thuật, chứ không thể đốt lazer hay
sóng cao tần. Các biện pháp này chỉ áp dụng khi nhân nhầy chưa bị vỡ,
đĩa đệm chỉ mới nhô ra đè vào rễ thần kinh, gây đau. Chúng không có tác
dụng giúp đĩa đệm co lại, giảm sự chèn ép lên rễ thần kinh, và không
phải bệnh nhân nào bị thoát vị đĩa đệm cũng áp dụng được.
Bác sĩ Võ Văn Thành tư vấn, một trong
những biện pháp chính để điều trị bảo tồn là nằm nghỉ trên nệm dày,
không trũng. Cơ chế này giúp đĩa đệm giãn ra, nhân nhầy bớt chèn ép lên
rễ thần kinh. Thời gian “vàng” trong điều trị bảo tồn là bốn tuần lễ đầu
tiên khi khởi bệnh.
Tuy nhiên, một số bệnh nhân cần được
phẫu thuật sớm ngay khi chẩn đoán lâm sàng với các triệu chứng nặng như
đau quá mức, liệt vận động, bàng quang… Do đó, chỉ định phẫu thuật cần
phải được cân nhắc thận trọng, có phương pháp đúng mới đem lại kết quả
tốt cho người bệnh.
Các bác sĩ cho biết, dù làm công việc
chân tay hay ngồi văn phòng, nếu làm nặng quá mức, ngồi quá lâu không
đổi tư thế… thì đều có thể mắc bệnh. Đĩa đệm có vai trò như một tấm đệm
nhún, chịu khoảng 70% lực tác động lên cột sống. Khi mang vác quá nặng,
lực tác động quá lớn, đĩa đệm không chịu nổi, vành thớ bị rách ra, phần
nhân nhầy bị vỡ, tràn ra chèn ép lên rễ thần kinh cột sống lưng.
Xem thêm: bị thoát vị đĩa đệm